Cửa Gỗ HDF Có Những Ưu Và Nhược Điểm Gì ?
Trước khi đi vào chủ đề chính là tìm hiều ưu và nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp nói chung và cửa HDF nói riêng thì hãy cùng cửa gỗ việt xinh tìm hiểu cua HDF và cửa gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố mang phong cách năng động như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng,…
Cửa gỗ HDF được làm từ các tấm gỗ HDF:
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard, được tạo theo quy trình như sau:
Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
- Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
- Tấm HDF thường có kích thước có 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm - 24mm tùy theo yêu cầu.
Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:
- Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
- Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
- HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
- Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
- Độ cứng cao.
Vây Ưu, nhược điểm cửa gỗ công nghiệp
1. Ưu điểm:
Giá trên thị trường: Gia công cửa gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn cửa gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như cửa gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy cửa gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với cửa gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
Cong vênh: Cửa gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cửa phẳng và sơn các loại màu sắc theo ý mình
Thời gian thi công, sản xuất: Công đoạn chỉ cần phải cắt, ghép, dán và xẻ gỗ nên công đoạn nhanh hơn nhiều so với thi công cửa gỗ tự nhiên
Cửa gỗ công nghiệp có ưu thế nữa là giá thành rẻ, dễ gia công, lắp đặt và có nhiều kiểu dáng phù hợp cho khách hàng lựa chọn.
2.Nhược điểm:
Hạn chế của cửa gỗ công nghiệp là nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình và giá khá cao.
Gỗ sẽ không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt – gây hư mục và bị biến dạng, cong vênh hay co nhót dưới tác động của nắng trời, nhất là đặt cửa ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp.
Do đó, ứng dụng những loại cửa này trong công trình thường làm cửa phòng hoặc đặt ở những nơi không bị mưa nắng hắt, tạt trực tiếp. Nhưng, vẫn có thể sử dụng làm cửa đi chính hay cửa sổ nhưng mặt cửa gỗ công nghiệp phải nằm lùi vào trong ban công có mái đón, nằm trong khoảng sân đệm của không gian nhà.
Hiện nay, quá trình sản xuất đồ gỗ đều được tẩm hóa chất chống mối mọt và sấy khô để hạn chế co nhót, cong vênh, nhưng vẫn phải tính đến độ bền vững của vật liệu theo thời gian trước tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Viết 1 ý kiến
Têncủa bạn:Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !
Đánh giá: Tệ Tốt
Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:
Reload